Âm vị học Tiếng_Yonaguni

Nguyên âm

Dưới là bảng nguyên âm trong tiếng Yonaguni. Tha nguyên âm nằm trong ngoặc đơn.

TrướcGiữaSau
Đóngiu
Gần đóng(ɪ)(ʊ)
Nửa đóngo[a]
Mởa(ɑ)
^a có thể nhìn nhận [o] là một âm vị riêng, không chỉ là tha âm của /u/. Phân bố của nó rất hạn chế. Trừ vài thán từ, hình vị duy nhất mà [o] góp mặt là tiểu từ nằm cuối mệnh đề do.

Phụ âm

Bảng dưới liệt kê phụ âm tiếng Yonaguni. Tha phụ âm nằm trong ngoặc đơn.

MôiMôi-
ngạc mềm
Chân răngChân răng-
vòm
VòmNgạc mềmThanh hầu
LENFORVOXLENFORVOXLENFORVOX
Tắcpbtdkg
Xát(ɸ)s(ɕ)(ç)h
Tắc xátt͡s(t͡ɕ)
Mũimnŋ
Vỗɾ
Tiếp cận(ʍ)wj

Đối ứng âm vị

Là một ngôn ngữ Nam Lưu Cầu, tiếng Yonaguni (cùng tiếng Miyakotiếng Yaeyama), có /b/ ứng với /w/ trong tiếng Nhật chuẩn, như /bada/ ('lòng, ruột') tiếng Yonaguni ứng với /wata/ ('lòng, ruột'). /d/ tiếng Yonaguni ứng với /j/ (y trong rōmaji) tiếng Nhật chuẩn. Ví dụ, /dama/ ('núi') tiếng Yonaguni ứng với /jama/ ('núi') tiếng Nhật. /d/ có lẽ là một đặc điểm phát sinh, bắt nguồn từ */j/, bằng chứng là âm */j/ trong từ Hán khi mượn vào tiếng Yonaguni cũng thành /d/.

Tiếng Yonaguni, giống trong nhiều ngôn ngữ Nhật Bản khác, có hữu thanh hóa âm tắc giữa nguyên âm. Còn có cả xu hướng /ɡ/ được đọc thành /ŋ/, nhất là ở vị trí giữa nguyên âm, như trong tiếng Nhật chuẩn.

Cấu trúc âm tiết

Hệ thống âm tiết như sau:

(C (G) ) V1 (V2) (N)
  • C = phụ âm
  • G = âm lướt [w] hay [j]
  • V = nguyên âm
  • N = âm mũi mora